Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Đá huỳnh quang đẹp lộng lẫy dưới tia cực tím

Trong lúc đi dạo, ông đã phát hiện ra một số viên đá lập lòe, phát ra ánh sáng nhẹ khi tiếp xúc với tia cực tím – có vẻ như chúng được hình thành nhờ một phần dung nham nóng chảy.

Rintamaki đặt tên cho chúng là "yooperlite", một từ gợi nhắc đến những cư dân địa phương từ vùng Thượng Michigan, vốn thường được gọi là người "Yooper".

Trong đoạn video do Rintamaki thực hiện bên dưới, bạn sẽ thấy những viên đá lập lòe dưới tia cực tím:

Đá huỳnh quang Yooperlite

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Công nghệ Michigan và Đại học Saskatchewan đã nghiên cứu và phân tích các viên đá nói trên để tìm cách hiểu được thành phần cấu tạo cũng như nguồn gốc xuất xứ của chúng.

Trong một công trình xuất bản trên trang Mineral News, họ đã công bố rằng những viên đá đó chỉ là những viên thiểm trường thạch (syenit) có chứa sodalite mà thôi.

Thiểm trường thạch là một loại đá dung nham hình thành bởi dung nham nguội đi một cách chậm rãi sâu bên dưới bề mặt trái đất. Các tinh thể của nó có thể dài vài millimet, đôi lúc là vài centimet.

phiên dịch loại đá này cùng họ với đá granite, nó lại có màu sẫm hơn bởi chứa hàm lượng khoáng thạch cao hơn, bao gồm huy thạch (pyroxen) và amphibole.

Đá huỳnh quang đẹp lộng lẫy dưới tia cực tím - Ảnh 2.

Điều khiến "yooperlite" đặc biệt là bên trong nó có sodalite, một loại khoáng thạch huỳnh quang.

Đối với mắt thường, những viên đá này – cấu thành từ oxy, silicon, chlorine, natri, và nhôm – có màu xám xanh với các vệt trắng. Bởi vậy, nó thường được dùng trong các sản phẩm khảm, nhưng khi được đặt dưới tia cực tím bước sóng dài, sodalite sẽ sáng lên, làm đá hiện ra những đường vân đỏ-vàng trông cực kỳ ảo diệu.

Tham khảo: BusinessInsider

Chuyện chưa kể về HLV Park Hang-seo: Đi ăn mọi nhà hàng không mất tiền, bị quỵt lương khi dẫn dắt U23 Hàn Quốc

Ông Park Hang-seo khi ấy làm trợ lý HLV cho chiến lược gia người Hà Lan Guus Hiddink. Sau thành tích lịch sử này, ông cùng các thành viên trong đội tuyển Hàn Quốc được ví như những người hùng.

HLV Guus Hiddink thậm chí còn được đặt tên cho một con đường ở Hàn Quốc. Người dân xứ sở kim chi thì dành tình cảm to lớn cho đội tuyển. Trong cơn sốt bóng đá ấy, các thành viên của đội tuyển được nhớ mặt, điểm tên, thậm chí có một khoảng thời gian ngắn, họ đi ăn ở các nhà hàng mà không phải móc hầu bao trả tiền.

HLV Park Hang-seo và các thành viên đội tuyển Hàn Quốc nhận được nhiều tình yêu từ người hâm mộ quê nhà sau khi tạo nên thành tích lịch sử ở World Cup 2002. Ảnh: Q Sports - KFA.

Cựu tuyển thủ Hàn Quốc Cha Du-ri chia sẻ: "Sau khi World Cup 2002 kết thúc, chúng tôi nhận ra tất cả những gì diễn ra tiếp theo thật điên rồ. Chúng tôi được chú ý rất nhiều. Mọi người cũng nhìn các thành viên trong đội với con mắt khác. Tôi không hề có ký ức nào về việc phải trả tiền các bữa ăn trong nhà hàng".

Ngôi sao Park Ji-sung nhớ lại: "Cảm giác ai cũng biết đến mình khi ra khỏi nhà hay bước vào nhà hàng. Không ít lần tôi được tiếp đãi như người hùng của đất nước".

Hai tháng sau World Cup, HLV Park Hang-seo đảm nhiệm vai trò thuyền trưởng U23 Hàn Quốc dự ASIAD cũng ở quê nhà. Trước không khí hân hoan của người hâm mộ cả nước, việc đội tuyển U23 nước này chỉ giành được HCĐ được xem là thất bại. HLV Park Hang-seo dĩ nhiên chịu nhiều điều tiếng.

Thế nhưng, một câu chuyện mà ít thế hệ sau này biết đến là việc HLV biên dịch Park Hang-seo bị quỵt tiền khi dẫn dắt U23 Hàn Quốc. Báo chí xứ sở kim chi "nói giảm nói tránh" về vấn đề này là "HLV Park Hang-seo đang làm không công".

Chuyện chưa kể về HLV Park Hang-seo: Đi ăn mọi nhà hàng không mất tiền, bị quỵt lương khi dẫn dắt U23 Hàn Quốc - Ảnh 2.

HLV Park Hang-seo từng có mối quan hệ không tốt với Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc. Ảnh: Daily.

Thời điểm đó, Hàn Quốc dồn toàn lực cho đội tuyển quốc gia dự World Cup 2002. HLV Park Hang-seo vì thế chỉ có 2 tháng làm việc với U23 Hàn Quốc, làm lại mọi thứ từ đầu. Khi kết thúc Đại hội thể thao châu Á, ông vẫn chưa được nhận bất cứ đồng lương nào.

Theo điều tra của báo chí Hàn Quốc, HLV Park Hang-seo và Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc (KFA) có sự bất đồng về mức tiền lương hàng năm. Khoảng cách giữa số tiền HLV Park Hang-seo muốn và KFA dự định trả chênh lệch nhiều dẫn đến cả hai chưa thể đi đến ký kết hợp đồng chính thức.

Ông Park vẫn quyết định vừa làm việc ở U23 Hàn Quốc, vừa đàm phán với mục tiêu xa là còn hướng đến Olympic 2004. Thế nhưng, ngay sau ASIAD 2002, HLV Park Hang-seo đã bị sa thải. Chuyện tiền lương phải mất nhiều tháng sau mới được giải quyết ổn thoả.

Khó khăn chưa dừng lại với HLV sinh năm 1957. Sau khi rời U23 Hàn Quốc, ông lâm vào cảnh thất nghiệp trong 3 năm. Tháng 8/2005, HLV Park Hang-seo mới ký hợp đồng dẫn dắt Gyeongnam FC.

Chuyện chưa kể về HLV Park Hang-seo: Đi ăn mọi nhà hàng không mất tiền, bị quỵt lương khi dẫn dắt U23 Hàn Quốc - Ảnh 3.

HLV Park Hang-seo từng thú nhận mình là người nóng tính, khó kiểm soát thái độ. Ảnh: Hiếu Lương.

Khoảng thời gian dẫn dắt các CLB ở K.League cũng khiến ông gặp nhiều biến cố, trong đó, tính cách nóng nảy nhiều lần làm hại HLV Park.

Ông từng chia sẻ: "Ngay sau World Cup 2002, tôi chỉ giúp đội Hàn Quốc giành hạng 4 ASIAD cùng năm. Từ đỉnh cao danh vọng, tôi rơi xuống trạng thái tồi tệ nhất. Sau đó, tôi chia sẻ với báo chí Hàn Quốc rằng mọi danh vọng và sự mến mộ rồi cũng sẽ tan thành mây khói mà thôi. Tôi luôn tâm niệm không bao giờ suy nghĩ quá nhiều về những vinh quang trong quá khứ.

Sau này, tôi làm việc ở các CLB Hàn Quốc. Quãng thời gian này thật sự khó khăn với tôi. Khi làm HLV do tính cách của tôi không bao giờ dễ dàng chấp nhận thất bại và rất nóng nữa. Tính cách quá thẳng thắn, không phục tùng nên một số án phạt được đưa ra nhắm vào tôi. Đó là một thời kỳ vất vả, khó khăn ở Hàn Quốc và tôi không muốn nhớ đến nữa".

Sự nghiệp cầm quân không có nhiều đặc sắc tại quê nhà khiến HLV Park Hang-seo quyết định nghỉ ngơi sau mùa giải 2015. Đến năm 2017, ông nhận lời dẫn dắt đội bóng ở địa phương vượt qua giai đoạn khó khăn trước khi sang Việt Nam làm việc vào cuối năm. Phần còn lại đã trở thành lịch sử.

HLV Park Hang-seo nhận thẻ đỏ sau màn cãi tay đôi với trọng tài.

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội 'in tiền' nhờ Covid-19 bùng phát

Để hiểu về Netflix, bạn hãy quên nhân vật Joe Exotic trong bộ phim tài liệu đình đám "Tiger King" trong thời gian gần đây. Hãy nhìn vào nhân vật giáo sư của "Money Heist" (tựa tiếng Việt: Phi vụ tỷ đô) – bộ phim Tây Ban Nha chủ đề tội phạm, với nội dung một băng cướp lên kế hoạch cướp 2,4 tỷ euro xưởng in tiền tại Madrid.

Cũng giống như những tên tội phạm, Netflix đang chớp lấy cơ hội từ lệnh phong toả ở nhiều quốc gia trên thế giới để "in tiền". Giống như nhân vật giáo sư, CEO Reed Hastings thường đi trước phe cảnh sát một bước. Tương tự như băng cướp trong phim, Netflix luôn có một nguyên tắc vàng, đó là bám sát kế hoạch. Và cho đến nay, họ đã thành công.

Thành công hơn nhờ đại dịch

Ngay cả khi trong những ngày đầu tiên hoạt động, khi đĩa DVD vẫn là phương tiện xem phim phổ biến, thì Netflix đã "chiếm trọn" cảm tình và cả ví tiền của người đăng ký, với rất nhiều nội dung phong phú cùng dịch vụ khách hàng chất lượng. Khác với nhà cung cấp dịch vụ xem phim và chơi game qua DVD – Blockbuster, Netflix sở hữu hàng chục nghìn DVD có nội dung với mọi thể loại, dành cho mọi sở thích và đưa ra gợi ý dựa trên lựa chọn trước đó của người dùng.

Ngay từ đầu, Hastings tin rằng các bộ phim rồi sẽ được người dùng tải về máy. Nhưng thay vì thông qua các công ty truyền thông, hay mạng lưới truyền hình, hãng phim, ông đã đưa ra hướng tiếp cận mới lạ để phân phối và sản xuất phim. Trong quá trình này, ông đã củng cố thương hiệu Netflix, cơ sở người dùng và khả năng thúc đẩy tăng trưởng. Hiện tại, ứng dụng này đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, mà chưa có đối thủ nào xứng tầm.

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội in tiền nhờ Covid-19 bùng phát - Ảnh 1.

Ben Thompson đến từ Stratechery – một bản tin trực tuyến, giải thích rằng Netflix đã chuyển từ hình thức cho thuê DVD sang dịch vụ phát trực tuyến, đến phát triển nội dung gốc, mỗi lần như vậy được xây dựng dựa trên cơ sở người dùng đã có từ những bước trước đó. "Chiến lược bậc thang" này đã giúp Netflix "gắn bó" với nhiều hộ gia đình trên thế giới, đúng thời điểm nhu cầu sử dụng tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Hôm 21/4, sự thành công của Netflix đã trở nên rõ ràng hơn. Báo cáo lợi nhuận quý I, Netflix cho biết lượng đăng ký đã tăng 15,8 triệu trong 3 tháng đầu năm nay, gấp đôi so với dự kiến, nâng tổng số lên 183 triệu lượt đăng ký. Phần lớn đà tăng trưởng đến từ châu Âu và châu Á. Dù hoạt động sản xuất nội dung mới bị đình trệ trong thời gian dịch bệnh bùng phát, Netflix đã có thể trấn an người dùng với nội dung phong phú có sẵn.

Thậm chí, các nhà sản xuất và thiết kế đồ hoạ của công ty này đang rất bận rộn để chỉnh sửa phiên dịch một loạt nội dung tại nhà. Công ty này tự tin rằng đại dịch sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch phát hành các nội dung mới trong năm nay. Ngoài ra, sự khởi sắc này đã giúp họ trả lời những thắc mắc rằng công ty nợ rất nhiều để sản xuất nội dung là một yếu tố không bền vững, hay Netflix đã "đốt" 1 tỷ USD tiền mặt trong năm nay và năm 2019 là 3,3 tỷ USD. Điều này cũng lý giải tại sao hồ sơ đi vay của Netflix vốn được "đánh đồng" với trái phiếu rác, nay được vay với lãi suất tương đương với trái phiếu loại A như của Disney.

Thách thức "hoá" lợi thế

Đương nhiên, cốt truyện tốt vẫn có "lỗ hổng". Netflix thừa nhận rằng lượt đăng ký mới tăng với tốc độ tên lửa nhờ các biện pháp phong toả. Nếu đúng là như vậy, thì tốc độ này sẽ giảm đi khi các lệnh hạn chế được nới lỏng và quá trình "đốt tiền" lại được thổi bùng lên. Công ty cần tiền để tài trợ cho những dự án sản xuất nội dung mới. Hơn nữa, họ cũng chưa hết lo ngại về việc doanh thu quốc tế tăng lên cũng không thể bù đắp được đà tăng trưởng yếu đi của lượng đăng ký tại Mỹ - thị trường lớn nhất của họ.

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội in tiền nhờ Covid-19 bùng phát - Ảnh 2.

Chưa dừng ở đó, điều đáng lo ngại không chỉ là người dùng bị hấp dẫn bởi các ứng dụng khác. Netflix còn đối diện với thực trạng: khi các công ty truyền thông khác khai thác dịch vụ stream thì họ sẽ từ chối bán các show mới hay cấp phép các show cũ cho Netflix như trước đây. Điều này sẽ khiến Netflix buộc phải chi nhiều hơn để cạnh tranh.

Dẫu vậy, các công ty khác lại gặp nhiều khó khăn trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Ví dụ, WarnerMedia tuyên bố sẽ ra mắt HBO Max vào ngày 27/5, nhưng khi lệnh hạn chế vẫn được áp dụng thì họ sẽ phải tạm từ bỏ "cuộc chơi". Do đại dịch, NBCUniversal (thuộc Comcast) cũng phải tạm ngừng kế hoạch ra mắt dịch vụ stream – Peacock. Theo đó, Netflix sẽ có thêm thời gian để củng cố vị trí dẫn đầu.

Hôm 22/4, AT&T cho biết doanh thu của WarnerMedia rớt thảm do chi quá nhiều cho quảng cáo. Trong khi đó, cả công ty này và Comcast đều đang chịu áp lực vì nợ. Cuộc suy thoái có thể sẽ khiến họ phải cắt giảm bớt chi tiêu cho mảng truyền hình cáp để phát triển dịch vụ stream, theo đó doanh thu sẽ tiếp tục đi xuống. Disney dù có được lợi thế từ Disney+ nhưng đang gặp khó khăn khi một loạt công viên phải đóng cửa. Kênh thể thao ESPN cũng không thể phát sóng trận đấu trực tiếp nào. Netflix lại làm nên điều khác biệt, khi không phụ thuộc vào quảng cáo như các doanh nghiệp trên.

Theo đó, tiền đề cho trận đấu cuối cùng trong "cuộc chiến stream" đã được tạo ra. Thay vì không bán nội dung cho Netflix, thì các đối thủ lại chật vật để sống sót. Chìm trong nợ, các công ty trên sẽ lại cấp phép cho Netflix sử dụng nội dung của mình. Trong khi đó, Disney sẽ thiếu tiềm lực tài chính để cạnh tranh. Amazon và Apple dù có vị thế tài chính mạnh, nhưng nội dung không phong phú như Netflix hay Disney+. Bởi vậy, Netflix sẽ tận dụng cơ hội, củng cố vị thế dẫn đầu trên toàn cầu, không chỉ bằng việc phát hành những nội dung "bom tấn".

Tham khảo Economist 



Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

"Họ gọi tôi là corona": Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người "dưới đáy xã hội"

Tầng lớp dưới cả tầng đáy

Có tất cả 4 tầng lớp xã hội chính thức ở Ấn Độ. Tầng cao nhất là Bramin, bao gồm các thầy tu và nhà tri thức. Tầng thứ 2 là Kshatriya, những nhà thống trị. Tầng thứ 3 là Vaishya, công-nông-thương. Và tầng thứ 4 là Shudra, đầy tớ.

Ngoài ra còn một tầng thứ 5 không chính thức, Dalit và Adivasi. Những người ở tầng thứ 5 này bị cả 4 tầng lớp trên khinh khi, xa lánh, phải chịu thiệt thòi về mọi mặt. Vào năm 1950, Ấn Độ chính thức xóa bỏ hệ thống phân cấp xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là trên bề mặt, vì hệ thống tồn tại suốt hơn 2000 năm vẫn đang hiện diện trong đời sống xã hội của dân Ấn Độ. Ngày nay trong Ấn Độ vẫn có khoảng 25% dân số là Dalit và Adivasi, rơi vào tầm 325 triệu người.

Người Dalit và Adivasi, Ấn Độ là đối tượng bị tổn thương vì Covid-19 nhiều nhất

Suốt nhiều thế kỷ, các Dalit và Adivasi chỉ có thể làm công việc nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh kiếm sống. Người Ấn Độ kỳ thị họ bẩn thỉu, luôn cố ý tránh xa. Toàn Ấn Độ có khoảng 600.000 làng mạc. Hầu hết các làng đều cắt ra một góc nhỏ biệt lập, cách xa khu tập trung dân cư làm nơi dành riêng cho người Dalit và Adivasi.

"Những góc này đều xa bệnh viện, ngân hàng, trường học…," - Paul Divakar, nhà hoạt động nhân quyền Dalit, Ấn Độ cho biết. "Khi Covid-19 bùng nổ, sợ rằng các gói viện trợ không đến nổi đây".

Ngày 25/3/2020, Ấn Độ thực hiện phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Người Dalit và Adivasi trong nhiều khu ổ chuột tách biệt, trong đó là nhóm 57 gia đình trên đỉnh đồi Vijayawada, Andhra Pradesh bị cấm túc. dịch thuật Họ thậm chí không được phép xuống đồi để mua thực phẩm, nhu yếu phẩm và thuốc men.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 2.

Polamma bụng bầu tháng thứ 9 bị cản đường, cấm tới tạp hóa mua đồ

Polamma đang mang thai tháng thứ 9 và có 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Cô bê cái bụng bầu to tướng, ì ạch đi bộ suốt 1km để đến cửa hàng tạp hóa gần nhất mua đồ. Giữa đường, Polamma bị mọi người dưới chân đồi chặn lối, đuổi về. "Chúng tôi bị nhốt ở đây như những tù nhân," – cô nói.

"Tôi đang sống gần một nhà máy chế biến sữa mà không có nổi một giọt cho con uống."

Bị từ chối cung cấp đồ bảo hộ

Từ năm 2017, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ đã ban hành chỉ thị, mọi công nhân vệ sinh đều phải được cung cấp trang phục bảo hộ cá nhân, chí ít cũng phải có khẩu trang và găng tay. Tuy nhiên theo Suryaprakash Solanke, lãnh đạo Hiệp hội Công nhân Dalit ở Mumbai, nhiều người dù đang là nhân viên dọn dẹp cho bệnh viện mà vẫn không được cung cấp trang phục bảo hộ.

"Họ đã dọn dẹp, cọ rửa các bệnh viện, khu dân cư, đường phố và nhà ga suốt nhiều năm,"- Solanke phản ánh. "Nhưng thay vì trao đồ bảo hộ và khen thưởng, mọi người lại tẩy chay họ."

Đáng ngại nhất là trong thời điểm Covid-19 hoành hành, các nhân viên vệ sinh người Dalit và Adivasi vẫn thiếu trang thiết bị bảo hộ. "Chúng tôi dọn dẹp phòng bệnh, giặt giũ quần áo bẩn của bệnh nhân suốt ngày mà chỉ được trả mỗi 8.500 rupee/tháng (khoảng 2,6 triệu VNĐ),"- Salvi, một nhân viên vệ sinh lên tiếng. "Và bây giờ, chúng tôi còn có nguy cơ bị lây bệnh cao hơn".

Salvi cũng sợ bị nhiễm Covid-19, không muốn đi làm nhưng lại không thể nghỉ vì vấn đề cơm áo. Công việc ấy là tất cả những gì cô có, để nuôi sống cả gia đình.

Cảnh sát Ấn Độ sẵn sàng dùng roi với những trường hợp vi phạm lệnh phong tỏa

Bên lề xã hội

Ngày 26/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nirmala Sitharaman tuyên bố tất cả các nhân viên trong ngành y tế đều được trợ cấp gói bảo hiểm y tế 3 tháng, riêng các nhân viên vệ sinh còn được hưởng gói bảo hiểm đặc biệt. Họ chỉ cần trình thẻ căn cước và thẻ nhân viên là hoàn tất thủ tục đăng ký.

Thế nhưng theo Trung tâm Tài nguyên Dalit Bahujan, vấn đề nằm ở chỗ có đến 22% lao động Dalit chưa được cấp chứng minh nhân dân, và 33% không được phát thẻ nhân khẩu. Những người này không thể tiếp cận bất cứ gói hỗ trợ bảo hiểm, tài chính hay thực phẩm nào hết.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 4.

Estheramma không có tài khoản ngân hàng để nhận tiền hỗ trợ

Một số Dalit là nhân viên vệ sinh chính thức, có chứng minh thư nhưng lại chưa được cấp thẻ nhân viên, ví dụ như Salvi. Cô không được phép lên xe buýt, phải lội bộ 90 phút tới chỗ làm. Vì quá vất vả, Salvi cố tiếp cận trưởng khoa, xin thẻ nhân viên. "Bà ấy cấm tôi tới gần và gọi bảo vệ đến lôi tôi đi. Trong mắt bà ta, tôi vốn là rác rưởi, và bây giờ thì còn ghê gớm hơn cả rác rưởi," – Salvi kể.

Chính phủ Ấn Độ cũng mới mở gói hỗ trợ tài chính trong 3 tháng cho phụ nữ nghèo, mỗi người được phát 500 rupee/tháng (khoảng 150.000 VNĐ), chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Song nhiều chị em Dalit và Adivasi, trong đó có Estheramma, lại không có số tài khoản, bởi cô chẳng có căn cước mà mở.

"Lẽ ra, các gói cứu trợ không nên quá cứng nhắc vấn đề thẻ nhận dạng," – nhà kinh tế Jayati Ghosh phàn nàn.

Nghe tin Covid-19, Sanoj Kumar-một Dalit đang làm việc tại lò gạch ở Tamil Nadu liền lên tàu về quê trước lệnh phong tỏa. Vừa xuống sân ga, anh đã bị cảnh sát lôi đến bệnh viện kiểm tra, sau đó ra lệnh tự cách ly tại nhà 14 ngày. Cứ 2 ngày một lần, nhân viên y tế lại đến khám. "Mỗi khi tôi thò mặt ra cửa, mọi người lại hét corona, corona kìa," - Kumar chua chát.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 5.

Sanoj Kumar bị gọi là "corona" khi định bước ra khỏi cửa

"Trước đây, họ chỉ tránh xa tôi vì tôi là dân Dalit nhưng bây giờ, họ còn gọi tôi là mầm bệnh nữa."

Chính phủ Ấn Độ đã hạ lệnh kéo dài giãn cách-cách ly xã hội đến hết ngày 3/5/2020. Sau 2 tuần, Polamma phải nhờ các nhà hoạt động Dalit và cảnh sát can thiệp thì mới vào được tiệm tạp hóa. Còn Salvi vẫn đi bộ đến chỗ làm, dọn dẹp vệ sinh bệnh viện trong tình trạng thiếu đồ bảo hộ.

Tham khảo: CNN

Song Hye Kyo bỗng có động thái mới làm dấy lên nghi vấn nhớ thương chồng cũ Song Joong Ki sau 9 tháng ly hôn

Mới đây, fan bất ngờ phát hiện ra Song Hye Kyo mới đổi ảnh đại diện. Điều này có lẽ không có gì đáng phải bàn cãi nếu như các "thám tử mạng" không phân tích kỹ từng chi tiết liên quan giữa bức ảnh này và cặp đôi Song Song. Nhiều fan thậm chí còn đặt nghi vấn Song Hye Kyo vì quá nhớ Song Joong Ki nên mới có động thái ẩn ý này.

Cụ thể, Song Hye Kyo từng đăng một bức hình tương tự với avatar mới trong cùng bộ ảnh cổ trang lên Instagram vào tháng 2/2015. Đáng nói theo tờ Osen, 2 người đã bắt đầu nảy sinh tình cảm vào tháng 2/2015, trước khi "Hậu duệ mặt trời" khởi chiếu. Bộ phim được quay trước, vì vậy cặp đôi đã quay phim vào nửa cuối năm 2015. Từ thời điểm đó, họ đã có những biểu hiện tình cảm với đối phương. Fan "đẩy thuyền" cặp đôi vàng băn khoăn phải chăng Song Hye Kyo vấn vương Song Joong Ki nên mới có động thái như thế này, số khác lại cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Song Hye Kyo bỗng có động thái mới làm dấy lên nghi vấn nhớ thương chồng cũ Song Joong Ki sau 9 tháng ly hôn - Ảnh 2.
Song Hye Kyo bỗng có động thái mới làm dấy lên nghi vấn nhớ thương chồng cũ Song Joong Ki sau 9 tháng ly hôn - Ảnh 3.

Song Hye Kyo lấy bức hình trong bộ ảnh được cô đăng đúng vào tháng 2/2015 để làm avatar

Trước đó vào năm 2018, hình ảnh được coi là bằng chứng Song Joong Ki tán tỉnh Song Hye Kyo bất ngờ lộ ra sau 3 năm. Tuy không có lịch quay tại studio, nhưng Song Joong Ki đã đến buổi quay phim của Song Hye Kyo cho phân cảnh của "Hậu duệ mặt trời" vào năm 2015. Anh có mặt và còn chụp hình chung với một phát thanh viên giống như Song Hye Kyo. Theo fan suy đoán, có vẻ như nam tài tử họ Song đã cố tình đưa Song Hye Kyo đến dịch thuật trường quay để thể hiện sự quan tâm đặc biệt. Đây cũng là thời điểm Song Joong Ki đang tán tỉnh Song Hye Kyo theo thông tin của Osen.

Song Hye Kyo bỗng có động thái mới làm dấy lên nghi vấn nhớ thương chồng cũ Song Joong Ki sau 9 tháng ly hôn - Ảnh 4.

Hình ảnh Song Joong Ki đến tận trường quay tán tỉnh Song Hye Kyo

Song Joong Ki và Song Hye Kyo tuyên bố kết hôn vào ngày 5/7/2017. Họ chính thức kết hôn vào ngày 31/10/2017 trong đám cưới cổ tích, được cả châu Á cùng chúc mừng tại Youngbingwan, khách sạn Shilla, Seoul. Ngày 26/6/2019, Song Joong Ki đã đệ đơn yêu cầu ly hôn Song Hye Kyo lên toà và công bố tin tức với báo chí 1 ngày sau đó. Thủ tục ly hôn của cặp đôi vàng hoàn tất vào tháng 7/2019.

Song Hye Kyo bỗng có động thái mới làm dấy lên nghi vấn nhớ thương chồng cũ Song Joong Ki sau 9 tháng ly hôn - Ảnh 5.

Nguồn: Naver, Osen, IG

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Bị người xem donate để đòi lại tiền, nữ streamer nổi tiếng sốc đến thất thần!

Những câu chuyện kỳ lạ ngay giữa buổi stream đã trở thành điều hết sức bình thường. Đối với streamer nổi tiếng như Pokimane thì tình trạng này còn xuất hiện nhiều hơn. Tuy vậy, trường hợp hy hữu ngày 10/4 vừa qua làm cho cô nàng phải "cạn lời".

Bị người xem donate để đòi lại tiền, nữ streamer nổi tiếng sốc đến thất thần! - Ảnh 1.

Cụ thể, trong buổi phát trực tiếp của mình, Pokimane đã bị đòi lại tiền donate từ khán giả. Lý do là nhà hàng nơi người xem này đang làm việc đã bị đóng cửa. Vì mất việc nên bất đắc dĩ mới phải đòi lại 6 USD (khoảng 130.000 đồng) donate cho cô từ 4 ngày trước.

Pokimane ngạc nhiên đến không nói nên lời. Chắc hẳn đây là lần đầu tiên cô gặp phải sự việc như vậy. Tuy nhiên, nữ streamer vẫn nói rằng sẽ cố gắng thử hoàn lại tiền.

Bị người xem donate để đòi lại tiền, nữ streamer nổi tiếng sốc đến thất thần! - Ảnh 2.

" Tôi không biết rằng bạn có đang đùa hay không. Nếu là thật, tại sao bạn lại cho tôi nhiều tiền hơn để rồi đòi lại chứ? Hơn nữa cũng rất khó để tôi tìm lại donate của bạn. Giờ điều duy nhất bạn có thể làm là xin hoàn tiền qua PayPal và tôi sẽ chấp nhận nó. Nhưng tôi mong rằng đây không phải một trò đùa ", Pokimane chia sẻ.

Không giống nhiều streamer khác, Pokimane biên dịch không hề lảng tránh câu hỏi. Thậm chí, cô sẵn sàng hoàn lại tiền. Cách mà cô nàng trả lời cũng rất được lòng người xem. Sự việc có thể là một trò đùa, tuy nhiên xử lý của nữ streamer làm cho ta hiểu tại sao cô nhận được nhiều sự yêu quý từ cộng đồng đến vậy.

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Bình thường là “cây hài” của nhóm, nhưng main dancer của BTS khiến ai nấy “sợ hết hồn” mỗi lần chỉnh vũ đạo khi biểu diễn

j-hope được mệnh danh là "cây hài" của BTS vì anh thường đảm nhận vai trò khuấy động bầu không khí trong nhóm. Tuy nhiên đừng để sự vui vẻ, hài hước của chàng main dancer đánh lừa! j-hope sẽ thay đổi 180 độ, trở nên cực kì lạnh lùng và đáng sợ khi tập trung chỉnh sửa vũ đạo khi biểu diễn, và thái độ của anh thậm chí còn làm chính đồng đội của mình phải dè chừng.

Mỗi khi chỉnh sửa vũ đạo của các thành viên là j-hope trở nên "lạnh như băng"

Đích thân V từng lên tiếng về khía cạnh nghiêm khắc này của j-hope. Trong một chương trình, nam idol đã nhắn nhủ tới người anh cùng nhóm: "Anh Hoseok (tên thật của j-hope), anh luôn nhìn bọn em một cách đáng sợ mỗi lần mọi người mắc lỗi trên sân khấu. Xin đừng làm vậy nữa".

j-hope chỉ biết cười khi V "xin" anh bớt đáng sợ khi các thành viên mắc lỗi

V hoàn toàn có cơ sở khi "thỉnh cầu" main dancer của BTS như vậy, bởi các fan đã từng nhiều lần chứng kiến j-hope thay đổi thái độ khi sửa vũ đạo cho các thành viên. Mỗi khi hướng dẫn các thành viên nhảy là tính cách tươi sáng, vui nhộn của j-hope hoàn toàn biến mất, thay vào đó là vẻ nghiêm túc, tập trung cao độ.

Vẻ nghiêm túc, lạnh lùng của j-hope khi hướng dẫn vũ đạo

Mỗi khi "thầy" j-hope sửa động tác là các thành viên chỉ còn nước "im thin thít" và lắng nghe

Jin dù là thành viên lớn tuổi nhất nhóm nhưng cũng từng "sợ xanh mặt" khi được j-hope sửa các bước vũ đạo của mình trong 1 video hậu trường của BTS. Trong lúc tập với Jimin, anh chàng còn đùa giỡn vui vẻ, nhưng khi j-hope đi tới thì nam idol chỉ còn nước tập trung cao độ.

j-hope nghiêm khắc hướng dẫn Jin tập nhảy

Đến Jungkook cũng phải thừa nhận rằng j-hope tinh ý đến nỗi anh là người đầu tiên nhận ra nếu biên dịch cậu út của BTS phạm lỗi trên sân khấu. Còn Jin - người đã có nhiều kinh nghiệm bị chàng main dancer "uốn nắn" thì chia sẻ: "Rất là bình thường khi chạm mắt j-hope sau mỗi lần mắc lỗi. Mắt mình hướng đến j-hope ngay, và rồi cậu ấy cảm nhận được ánh mắt của mình và nhìn lại" . Điều này cho thấy các thành viên BTS đều… sợ bị j-hope "bắt lỗi" đến mức trở thành phản xạ nhìn sang phía anh mỗi lần làm sai động tác.

Jungkook và Jin hình thành phản xạ nhìn j-hope mỗi khi mắc lỗi

j-hope không chỉ đặt yêu cầu cao với sân khấu của BTS mà còn khắt khe với TXT – nhóm nhạc hậu bối cùng công ty. Các fan từng "lạnh sống lưng" khi thấy main dancer của BTS đang từ chàng trai tươi sáng, tràn đầy năng lượng bỗng trở nên lạnh lùng, nghiêm khắc khi quan sát sân khấu của đàn em.

Đang vui vẻ nhảy múa, j-hope thay đổi hẳn thái độ khi quan sát sân khấu của TXT

j-hope khắt khe như vậy là hoàn toàn có nguyên do. Anh được mệnh danh là "đội trưởng đội vũ đạo" của BTS vì không những là người nhảy giỏi nhất nhì nhóm mà còn phụ trách việc chỉnh sửa động tác, giúp đỡ các thành viên luyện tập. Nam idol còn là người cầu toàn, đã lên sân khấu là trình diễn hết mình và gần như không cho phép bản thân và đồng đội mắc sai lầm. Thế nhưng chính sự nghiêm khắc, chỉn chu của j-hope đã góp phần làm nên những sân khấu hoàn hảo, mãn nhãn của BTS.

Sự cầu toàn của j-hope đã góp phần làm nên những sân khấu rực lửa của BTS

Nguồn tham khảo: KB

Nóng: Bắt Nguyễn Xuân Đường, chồng nữ đại gia bất động sản ở Thái Bình

Cảnh sát cho biết, thời điểm bị bắt, Nguyễn Xuân Đường không có hành vi chống đối hoặc tàng trữ vũ khí. http://soha.vn/nong-bat-nguyen-xuan-duong-chong-nu-dai-gia-bat-dong-san-o-thai-binh-20200410234809255.htm

Ngang nhiên đánh bà cả ở Thế Giới Hôn Nhân tập 5, tiểu tam khiến khán giả điên tiết: Tuesday nâng cấp lên level mới rồi à?

Thế Giới Hôn Nhân (The World of the Married) tiếp tục đẩy kịch tính lên tới cao trào cùng màn dùng bữa với gia đình Da Kyung ( Han So Hee ) của vợ chồng Sun phiên dịch Woo ( Kim Hee Ae ). Trong bữa ăn, Sun Woo cao tay đã liên tục buông lời cà khịa, tiết lộ về "tình hình sức khỏe" của Da Kyung khiến ả ta nổi đóa còn vợ chồng chủ tịch cùng Tae Oh ( Park Hae Joon ) thì lâm vào thế bí. Thấy bà cả liên tục tỏ vẻ đắc ý khi nhắc nhẹ về đứa con trong bụng tiểu tam, Da Kyung đã không giữ được bình tĩnh mà dùng hết sức lực đánh rất mạnh vào đầu Sun Woo khiến cô úp mặt xuống bàn một hồi lâu mới tỉnh táo lại.

Sun Woo "mách lẻo" chuyện Da Kyung có thai

Mặt chủ tịch bắt đầu biến sắc

Da Kyung lo lắng tột độ

Mất bình tĩnh

Và...

Thậm chí còn định đánh thêm cái nữa

Phân đoạn này đã khiến khán giả vô cùng phẫn nộ bởi cách hành xử không coi ai ra gì của Da Kyung. Lần đầu tiên có một tiểu tam bị bóc phốt mà dám ngang nhiên đánh ngay bà cả trước mặt nhân tình và cả bố mẹ mình như vậy.

Ngang nhiên đánh bà cả ở Thế Giới Hôn Nhân tập 5, tiểu tam khiến khán giả điên tiết: Tuesday nâng cấp lên lever mới rồi à? - Ảnh 7.
Ngang nhiên đánh bà cả ở Thế Giới Hôn Nhân tập 5, tiểu tam khiến khán giả điên tiết: Tuesday nâng cấp lên lever mới rồi à? - Ảnh 8.
Ngang nhiên đánh bà cả ở Thế Giới Hôn Nhân tập 5, tiểu tam khiến khán giả điên tiết: Tuesday nâng cấp lên lever mới rồi à? - Ảnh 9.

Thế Giới Hôn Nhân phát sóng lúc 21 giờ (Việt Nam) vào mỗi thứ 6, thứ 7 hàng tuần trên kênh truyền hình jTBC.

Đời người ai chẳng có vài lần khốn khổ nhưng số ít tài giỏi hơn kẻ thất bại ở chỗ làm được 3 việc quan trọng này: Muốn vươn mình vào nhóm thứ nhất thì nên sớm học hỏi

1. Dù khổ sở cũng không thất tín với bạn bè

Một vị họa sĩ nọ được bạn cũ tới nhà thăm. 

Sau một hồi trò chuyện, người bạn kia mới ngại ngùng nói rằng, lần này tới chơi, ông muốn xin vị họa sĩ một bức tranh, trước đây, vì biết bạn mình thường hay bận rộn nên mãi chưa dám mở lời.

Nghe xong, họa sĩ nghĩ tới tình trạng sức khỏe của mình gần đây không tốt, nhưng nhìn vẻ ngượng ngập trên mặt bạn, ông lại không đành lòng từ chối. 

Vì thế, ông trả lời chắc nịch "Chúng ta là mối quan hệ gì chứ, chỉ là một bức tranh thôi mà, không cần phải khó xử vậy đâu. 

Qua mấy ngày nữa, tôi sẽ đem tranh tặng cậu". Người bạn kia nghe xong thì vô cùng mừng rỡ, luôn miệng cám ơn họa sĩ nọ.

Tuy nhiên, do vướng bận nhiều công việc và sinh bệnh nên chuyện vẽ tranh cho người bạn kia bị trì hoãn hết lần này tới lần khác. Một ngày, một tuần, một tháng rồi lại một tháng nữa cứ thế trôi đi.

Một ngày nọ, con trai của người bạn kia tới báo tin rằng cha mình đã qua đời vì bệnh tật. Tin tức này giống như "sét đánh ngang tai" đối với vị họa sĩ, khiến ông mỗi lần nghĩ tới lời nhờ vả lúc trước của bạn đều vừa đau xót, vừa áy náy, tự trách.

"Sớm biết như vậy thì trước đây tôi không nên giấu diếm tình trạng sức khỏe của bản thân. 

Mà nếu như đã đồng ý rồi thì dù mệt, dù khổ sở tới mức nào tôi cũng nên sớm vẽ tranh rồi gửi tặng. Như thế bạn tôi đã không phải mòn mỏi ngóng trông trong vô vọng rồi hụt hẫng," họa sĩ nói.

Việc thất tín với người bạn cũ ấy khiến vị họa sĩ hổ thẹn khôn nguôi. Ngay tức khắc, ông liền cầm bút lông với mực tàu vẽ một bức tranh, sau đó đề tên người bạn lên trên, đóng dấu rồi đem ra sân sau.

Tiếp đó, ông châm lửa vào bức tranh đó và tế bái người bạn cũ kia từ xa. Ông cũng thận trọng dặn con trai rằng, nếu sau này có người bạn cũ nào tới xin tranh nữa thì nhất định phải nhắc nhở ông về thời gian.

Bạn ạ, con người ta sống cả một đời không thể nào không có bạn bè. Đó sẽ là những người giúp ta không bao giờ cảm thấy cô đơn, không nơi nương tựa dù lâm vào cảnh khổ sở tới mức nào.

Nhưng mỗi người cũng nên nhớ, không có loại tình cảm nào có thể chịu đựng và vượt qua được nỗi đau bị lừa dối. 

Vậy nên, đừng thất tín với bạn bè, hãy thật lòng, thật tâm mà đối đãi họ. Có như vậy, chúng ta mới có thể nhận lại được một tình bạn chân thành nhất.

2. Dù áp lực và mệt mỏi nhưng không oán trách hay hờn giận người nhà

Có một câu nói quen thuộc rằng "người ngoài chỉ quan tâm bạn đạt được thành tựu thế nào, chỉ có người nhà mới quan tâm xem bạn có mệt hay không trên con đường đi tới thành công mà thôi".

Thật vậy, trong cuộc đời này người thân là những người thực lòng quan tâm và yêu thương bạn nhất. Không cần biết bạn giàu sang hay nghèo khó, thành công hay thất bại, họ vẫn luôn ở bên động viên, giúp đỡ bạn.

Họ lo lắng cho bạn nên mới hỏi han nhiều điều và thay bạn lo nghĩ, suy tính mọi việc lớn nhỏ. Do vậy, chớ vì những điều không vui mà buông những lời khó nghe với họ, cũng đừng vì họ nói nhiều một chút mà nổi cáu bởi những việc ấy sẽ khiến họ tổn thương.

Trên mạng từng có một câu hỏi "Tại sao nhiều người trước khi lái xe về nhà thì đều ngồi trên xe một lúc?".

Có người nói, do khi bạn về tới nhà và mở cửa ra, điều đón chờ bạn là một không khí ấm cúng nên bạn cần chút thời gian để điều chỉnh lại tâm trạng của mình. 

Như vậy, bạn mới không vì những mệt mỏi, lo âu mà oán trách người thân, cũng không vì những vướng bận công việc mà cáu giận với họ.

Đời người ai chẳng có vài lần khốn khổ nhưng số ít tài giỏi hơn kẻ thất bại ở chỗ làm được 3 việc quan trọng này: Muốn vươn mình vào nhóm thứ nhất thì nên sớm học hỏi - Ảnh 2.

Người thân là những người mà bạn cần thương yêu và che chở, không phải nơi để bạn trút những bực tức trong lòng.

Vậy mà một số người khi gặp phải số mệnh bất công, mọi sự không thuận, trong lòng lại tràn đầy tức giận, vô thức liền trách móc người nhà của mình. 

Cũng có người khi thất bại trong tình cảm lại hờn trách người thân tại sao lúc họ còn nhỏ không quan tâm họ đúng mức.

Với những người ấy, dường như bất cứ thiếu sót nào của bản thân cũng đều do lỗi sai của người nhà cả. 

Họ không hiểu một điều rằng, mỗi chúng ta sống trên đời này, ai cũng có lúc gặp chuyện bất công cả, nhưng nỗ lực bản thân bỏ ra mới là điều quyết định cho việc bạn sẽ nhận lại được bao nhiêu.

Vì thế sau này, dù có mỏi mệt và áp lực thế nào cũng đừng buông lời oán giận người thân của mình. 

Nếu muốn đạt được điều gì thì hãy tự mình phấn đấu để giành lấy, còn nếu không thể làm được thì hãy tự xem lại chính mình trước khi oán trách ai. Đó chính là sự tu dưỡng của một con người.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hiểu rõ ai mới là người thực sự yêu thương mình và bản thân mình nên có trách nhiệm ra sao đối với gia đình cũng như cuộc đời này.

3. Dù khó khăn nhưng không cam chịu và phải có chí cầu tiến

Một học trò nọ vì cuộc sống khốn khổ, không thuận lợi, vui vẻ liền hỏi thấy giáo "Thưa thầy, làm thế nào để thoát khỏi buồn khổ ạ?". 

Thầy giáo liền hỏi lại "Tại sao chúng ta lại phải né tránh điều đó?". Những lời thầy biên dịch nói thực sự khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Trong mắt mỗi người, buồn khổ giống như điều gì đó vô cùng tệ hại và kinh khủng, khiến người ta nhìn mà thấy sợ, chỉ muốn tháo chạy. 

Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ khác thì phiền não cũng không hẳn là điều xấu, bởi con người nhiều lúc càng ở trong tình cảnh gian nan và khổ sở thì lại càng trưởng thành mạnh mẽ hơn.

Bạn biết không, nếu một người vì những gian khó trước mắt mà chán nản thì nhất định sẽ bỏ lỡ những điều tốt đẹp và đáng vui của đời người. 

Nếu ai đó chỉ vì một chút thất bại hay gian khổ mà từ bỏ, không có chí tiến thủ thì người đó đang trải qua bi kịch lớn nhất của đời người.

Do đó, dù bạn gặp phải khó khăn ra sao cũng phải duy trì được tâm thái ổn định, không để việc khó khiến mình sợ hãi, vững bước làm tốt những việc nên làm. 

Đồng thời, hãy giữ vững niềm tin rằng cơ hội để bạn đạt được điều mà mình mong muốn đang ẩn lấp ở đâu đó, chỉ là bạn cần phải kiên trì, nỗ lực tìm kiếm và không đầu hàng trước nghịch cảnh mà thôi!

Sau ác mộng "tài năng trẻ thế giới" của HAGL là "con đường sáng" mà Văn Hậu đang đi

1. Ngót 6 năm trôi qua tính từ cái ngày nhà báo Anh - John Duerden, chọn Phan Thanh Hậu vào danh sách 40 cầu thủ trẻ triển vọng của bóng đá thế giới trên tờ The Guardian danh tiếng, tiền vệ này vẫn chỉ đóng vai trò dự bị ở HAGL. Ở CLB phố Núi, suốt gần 6 năm qua, Thanh Hậu có không ít cơ hội để chứng tỏ mình khi lần lượt Tuấn Anh chấn thương dài hạn, rồi Xuân Trường xuất ngoại suốt mất mùa bóng, nhưng rồi tất cả đều trôi qua trong tiếc nuối.

John Duerden đã sai khi chọn Phan Thanh Hậu vào cái danh sách đầy danh vọng của mình ngày ấy? Cũng không hẳn. Bởi để lọt được vào danh sách ấy, tiền vệ này chắc hẳn phải tài năng, và có thứ khiến nhà báo Anh chọn mình.

Ngày ấy, John Duerden đã mô tả về Phan Thanh Hậu: " Phan Thanh Hậu là trái tim của hàng tiền vệ, luôn xuất hiện đúng lúc và thực hiện những đường chuyền đa dạng, bật tường một chạm tinh tế để tạo ra khoảng trống, xé toang hàng thủ đối phương. Cậu ấy là tài năng hiếm có của bóng đá châu Á ".

Sau ác mộng tài năng trẻ thế giới của HAGL là con đường sáng mà Văn Hậu đang đi - Ảnh 1.

Những lời mô tả ấy khá chính xác với những gì tiền vệ người Quảng Ngãi này trình diễn 6 năm về trước. Và những lời nhận xét ấy cũng làm người ta liên tưởng không ít đến Xuân Trường.

Thời điểm ấy, John Duerden không sai khi nhìn ra tiềm năng cực lớn của Phan Thanh Hậu thông qua lối chơi thông minh, kỹ năng linh hoạt và "cái chân trái có mắt" của cầu thủ này. Chỉ có điều ngày ấy, Thanh Hậu còn là một cầu thủ trẻ, và để trở thành một tài năng thực sự, bước ra khỏi cái mác "cầu thủ trẻ triển vọng", cần nhiều thứ hơn, chứ không phải chỉ có thế.

Con đường mà Phan Thanh Hậu đang đi, cách mà Phan Thanh Hậu "lớn" trên sân cỏ có nhiều phần tương đồng với Xuân Trường. HLV Guilaumme Graechen đã từng nhận xét: " Thanh Hậu hội tụ một cách hài hòa những ưu điểm của Tuấn Anh và Xuân Trường. Nếu tăng được thêm 10kg, Thanh Hậu chắc chắn sẽ là đối thủ nặng ký cho bất kỳ tiền vệ nào ".

Nhưng cũng như Xuân Trường từng thất bại ở cả Hàn Quốc lẫn Thái Lan vì điểm yếu tốc độ, thể hình và khả năng tranh chấp, Thanh Hậu không thể nào "tăng thêm được 10kg" - cách nói khác của việc cải thiện thể lực, thể hình và khả năng tranh chấp. Năm 2020, Thanh Hậu cũng chỉ cao có 1m74, và nặng 60kg. Thể hình "suy dinh dưỡng" ấy mới là thứ "giết chết" tài năng của cầu thủ này, chứ không phải nhận xét của John Duerden ngày nào...

Sau ác mộng tài năng trẻ thế giới của HAGL là con đường sáng mà Văn Hậu đang đi - Ảnh 2.

2. Từ Hà Lan trở về Việt Nam tham dự SEA Games 30, Văn Hậu khiến giới chuyên môn bóng đá nước nhà phải kinh ngạc với một thân hình lực lưỡng, đầy cơ bắp, chỉ sau có hai tháng tập tành ở Heerenveen. Đi kèm với thể hình cực kỳ lý tưởng ấy là khả năng tranh chấp, va chạm khiến mọi đối thủ đều phải kiêng dè.

Cũng theo đó, tốc độ và sức bật của Văn Hậu cũng tăng lên đáng kể. Sự tiến bộ ấy được thể hiện rõ ràng nhất ở trận chung kết với U22 Indonesia, với hai bàn thắng - mở đầu cho chiến thắng 3-0 của thầy trò HLV Park Hang-seo, và khép lại chiến thắng đưa U22 Việt Nam lên ngôi vô địch.

Sự thay đổi mang tính bước ngoặt ấy của Văn Hậu đến từ cách đầu tư cho cầu thủ hết sức chuyên nghiệp của đội bóng Hà Lan mà anh đầu quân. Được đầu tư chế độ dinh dưỡng và tập luyện riêng, Văn Hậu nhanh chóng có được sự phát triển cần thiết để kịp bắt nhịp với bóng đá châu Âu cần rất nhiều sức mạnh và tốc độ. Đấy cũng chính là điều không chỉ chỉ Phan Thanh Hậu hay Xuân Trường thiếu, mà hầu hết các cầu thủ Việt Nam đều không được đầu tư.

Phan Thanh Hậu "giẫm chân tại chỗ" suốt gần 6 năm trời đằng đẵng, hay Xuân Trường, thất bại ở nước ngoài, thậm chí là ở Thái Lan, mấu chốt rốt cuộc nằm ở đúng điều mà Văn Hậu đang được đầu tư. Xoay trở chậm, thua thiệt trong những tình huống tranh chấp trực tiếp khiến họ không thể thể hiện được khả năng của một một khi đối phương đẩy cao tốc độ, chơi áp sát nhanh và chịu va chạm.

" Cầu thủ Việt Nam gầy và nhanh, nhưng không chịu tập luyện. Họ không bao giờ bước chân vào phòng gym. Sức mạnh không có, chỉ bằng con số 0. Đối đầu với một cầu thủ Nhật Bản, họ dễ dàng bị vượt qua. Cầu thủ có kỹ thuật nhưng không có sự hi sinh và nỗ lực. Mọi thứ chỉ lớt phớt, không có sự bứt phá nào cả ", đó là những lời nhận xét "khá khó chịu khi phải nghe" của cựu giác đốc kỹ thuật CLB Hà Nội. Nhưng nó đúng, không chỉ với riêng CLB này, mà hầu hết tất cả các cầu thủ Việt Nam hiện tại.

Ở cả HAGL lẫn U20 Việt Nam, Phan Thanh Hậu luôn là người dẫn đầu trong các cuộc kiểm tra sức bền. Ngay cả Tuấn Anh cũng phải thừa nhận: " Từ bé đến giờ, Thanh Hậu luôn chạy tốt nhất ở học viện ".

Chỉ tiếc rằng trong lúc Phan Thanh Hậu vẫn chạy bền, chạy dai nhất HAGL, thì Tuấn Anh đã kịp có những thay đổi cần thiết để thích ứng với môi trường bóng đá "người lớn", thay vì cứ "mãi mãi U19" như ngày nào. Trở lại sau chấn thương là một Tuấn Anh nhanh hơn, sẵn sàng va chạm với thể hình được cải thiện, cùng thể lực đáng nể. Đấy cũng chính là lý do tiền vệ có lối chơi cực kỳ hào hoa này luôn có suất đá chính trong ĐTQG Việt Nam trong thời gian gần đây.

Sau ác mộng tài năng trẻ thế giới của HAGL là con đường sáng mà Văn Hậu đang đi - Ảnh 4.

Trong khi đó, cũng như Phan Thanh Hậu vẫn đang "mất hút" ở CLB HAGL, Xuân Trường cũng dần đánh mất đi vị trí của mình trong đội hình của HLV Park Hang-seo, bởi không có sự cải thiện nào về mặt thể lực.

Sáu lần được gọi lên đội tuyển, từ U20 Việt Nam của HLV Hoàng Anh Tuấn cho đến U23 Việt Nam biên dịch của HLV Park Hang-seo, rốt cuộc lần nào Phan Thanh Hậu cũng "bị trả về" vào phút cuối. Cả hai HLV này, cũng như John Duerden đều nhìn ra được sự đặc biệt trong tài năng của tiền vệ này, song thứ Thanh Hậu còn thiếu lại quá lớn, và khó lòng bù đắp được.

Ngày được vinh danh trong "top 40 cầu thủ trẻ triển vọng của bóng đá thế giới", Phan Thanh Hậu từng hoang mang bởi "Không hiểu vì sao tôi lại được chọn", tiếc rằng Thanh Hậu và những người "chăm bẵm" cho cậu lại biến nó thành "cái bóng" quá lớn cho chính mình, thay vì coi nó là bàn đạp tốt để vươn lên. Sai lầm nào cũng phải trả giá, và có lẽ đã quá muộn, ngay khi Thanh Hậu mới chỉ có 23 tuổi, bởi cơ hội như Văn Hậu đang có đã trôi qua mất rồi...

Khoảnh khắc SUGA (BTS) từng rũ bỏ hình ảnh cool ngầu mà quỳ gối, khóc nức nở khi gặp “người đặc biệt” trong concert khiến ARMY nhói lòng

Trong mắt các fan,  SUGA  là người mạnh mẽ, cứng rắn. Anh còn sở hữu khả năng "rap ra lửa", chẳng ngại trực tiếp "dằn mặt" antifan. Thế nhưng nam rapper của  BTS  cũng có những phút giây yếu đuối không ngờ, nhất là khi đối diện với những người thân yêu nhất.

Mới đây, các ARMY đã "đào" lại khoảnh khắc gây xúc động của SUGA trong concert "Hwa Yang Yeon Hwa On Stage: Epilogue" vào tháng 5/2016. Trong phần kết màn, ngay khi SUGA nhìn thấy cha mẹ - những người đặc biệt nhất trong cuộc đời anh ngồi ở hàng ghế khán giả, nam idol đã quỳ xuống rồi bật khóc nức nở. Anh khóc nhiều đến nỗi Jimin phải tiến tới an ủi một lúc lâu. 

SUGA quỳ xuống khi nhìn thấy cha mẹ mình trên khán đài

Nam idol bật khóc nức nở, vai run lên vì khóc quá nhiều

Jimin chính là người tiến tới an ủi SUGA khi nam idol quá xúc động

Concert của BTS diễn ra khi cả nhóm đã đạt được 1 số thành tựu ban đầu sau sự thành công của album "The Most Beautiful Moment In Life" phần 1 và 2. Họ cũng hoàn thành tâm nguyện được biểu diễn tại sân Seoul Olympic Gymnasium Arena – 1 trong những địa điểm nhiều nghệ sĩ Kpop mơ đặt chân tới trong suốt sự nghiệp của mình.

Đây được coi là "trái ngọt" dành cho BTS sau quãng thời gian cực khổ, phải chật vật tìm chỗ đứng vì xuất phát điểm là nhóm nhạc vô danh, đến từ công ty nhỏ. Do đó, nhiều fan cho rằng SUGA quỳ trước cha mẹ và bật khóc vì cuối cùng anh cũng có thể cho họ thấy mình đã thành công. Điều này lại càng có ý nghĩa khi phụ huynh của SUGA từng phản đối ước mơ làm ca sĩ của anh. 

Trong 1 cuộc phỏng vấn, nam idol chia sẻ: "Họ phản đối mạnh mẽ (việc tôi theo đuổi âm nhạc) trong nửa năm. Cha tôi là người nghiêm khắc và vì họ từng vất vả rất nhiều nên họ không muốn con mình chật vật theo. Họ muốn con cái mình làm người bình thường, có cuộc sống ổn định".

Khoảnh khắc SUGA (BTS) từng rũ bỏ hình ảnh cool ngầu mà quỳ gối, khóc nức nở khi gặp “người đặc biệt” trong concert khiến ARMY nhói lòng - Ảnh 5.

SUGA từng bị cha mẹ phản đối ước mơ sản xuất âm nhạc, làm ca sĩ

Tại concert của BTS vào tháng 5/2016 năm ấy, cuối cùng SUGA đã nhận được sự công nhận của cha mẹ, và anh đã chứng minh rằng mình đang bước đi trên "con đường hoa" với thành công rộng mở trong tương lai. Dù nhiều năm đã trôi qua từ khi khoảnh khắc này diễn ra, BTS và SUGA nay trở thành idol nổi tiếng toàn cầu nhưng hình ảnh nam rapper khóc nức nở trước phụ huynh vẫn làm ARMY Hàn Quốc và quốc tế vô cùng xúc động.

Họ bình luận:

"Tôi đã khóc rất phiên dịch nhiều khi xem cảnh này".

"Tôi nhớ từng stream concert này và hôm đấy rất vui. Tuy nhiên khoảnh khắc SUGA thả lỏng và bật khóc là giây phút không thể diễn tả được. Tôi tin là ai đã xem hình ảnh này sẽ chẳng thể nào quên".

"Tôi có thể phần nào hiểu được cảm giác khi SUGA khóc. Những kí ức của chuỗi ngày vất vả ập về và vì xúc động quá nên rơi nước mắt".

"Bố mẹ cậu ấy chắc cũng xúc động lắm".

SUGA quỳ xuống, khóc nức nở trước mặc cha mẹ trong concert (5/2016)

Nguồn tham khảo: Pann, Twitter

Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên: 10 năm chung sống với giáo sư người Ý không cần cưới

Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên: 10 năm chung sống với giáo sư người Ý không cần cưới - Ảnh 1.

Ngô Mỹ Uyên sinh năm 1974 và bắt đầu nổi tiếng khi đạt thành tích cao nhất tại cuộc thi "Tìm kiếm người mẫu thời trang" do Bộ văn hóa thông tin tổ chức.

Với việc sở hữu chiều cao nổi trội cùng gương mặt xinh đẹp, năm tròn 20 tuổi, cô tự tin dự thi và đăng quang "Hoa hậu điện ảnh". Cùng năm, cô ghi danh thêm vào "Hoa hậu thời trang quốc tế Ai Cập" và vượt qua loạt ứng viên để sở hữu vương miện danh giá.

Bước ra từ các cuộc thi nhan sắc tầm cỡ, Ngô Mỹ Uyên hoạt động nghệ thuật với nhiều vai trò như: Ca sĩ, diễn viên, MC, người mẫu… Cô cũng là một trong số những giọng ca đi đầu cho phong trào chân dài lấn sân sang ca hát.

Thời điểm đã có vị trí nhất định ở làng giải trí trong nước, Ngô Mỹ Uyên bất ngờ sang Mỹ để sinh sống và làm việc. Ngoài nâng cao trình độ thanh nhạc, cô còn bén duyên với bộ môn ảo thuật.

Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên: 10 năm chung sống với giáo sư người Ý không cần cưới - Ảnh 2.

Bạn đời Ngô Mỹ Uyên là Marco Casini, sinh năm 1972, người Ý. Anh tu nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật môi trường hiện là giáo sư của ĐH Roma La Sapienza – Viện đại học lớn nhất ở Châu Âu và là một trong những viện đại học lâu đời nhất trên thế giới, được thành lập năm 1303. Marco phụ trách môn Tiết kiệm năng lượng và phân phối năng lượng vi mô tại trường.

Anh cũng là thành viên của Tổ chức liên vùng về xây dựng bền vững quốc gia thuộc Chính phủ Ý. Ngoài ra, Marco cũng là một kiến trúc sư có tiếng, làm việc trong công ty của gia đình . Với sự nghiệp sư phạm, Marco từng đăng hơn 70 ấn phẩm khoa học và 6 cuốn sách về xây dựng.

Năm 2010, Ngô Mỹ Uyên và em gái út cùng nhóm bạn trượt tuyết lâu năm lên kế hoạch đi trượt tuyết ở Áo. Nhóm này có gần 20 người với đủ quốc tịch như Mỹ, Singapore, Hong Kong, Thụy Sỹ,… Phút chót, trưởng nhóm thông báo thay đổi địa điểm sang trượt tuyết ở khu Madonna di Campiglio (Trentino, Ý).

Theo kế hoạch, nhóm của Mỹ Uyên sẽ ở khu này chơi 2 tuần. Đến tuần thứ hai, tại khách sạn, hoa hậu tình cờ gặp Marco khi anh cùng nhóm bạn đến khu này trượt tuyết theo thường lệ hằng năm.

"Đó là tuần lễ cuối tháng 2. Vì 1/3 là sinh nhật em trai Lorenzo Casini và một người bạn thân của Marco nên năm nào nhóm của anh cũng hẹn đúng tuần này đến đây trượt tuyết cùng nhau. Từ Áo đổi sang Ý và gặp Marco, cũng là do định mệnh chăng?", Mỹ Uyên bật cười khi nhắc về mối duyên đời mình.

Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên: 10 năm chung sống với giáo sư người Ý không cần cưới - Ảnh 3.

Mỹ Uyên bảo cô và Marco chạm mặt nhau trong spa của khách sạn sang trọng vì ở châu Âu, spa không chia khu riêng cho nam và nữ. 

Ban đầu, nhìn thấy Marco và anh bạn thân đi spa cùng nhau Mỹ Uyên tưởng hai người là… gay. Vì thế, khi hai chàng trai bắt chuyện, cô cũng cởi mở tiếp chuyện và không ngại ngùng nhận lời đến dự tiệc sinh nhật của Lorenzo vào 1/3.

"Câu chuyện giữa tôi và Marco trở nên sôi nổi, đầy hiếu kỳ vì sự pha trộn văn hóa của Việt Nam, Ý và Mỹ. Đôi bên đều hiếu kỳ về đối phương. Ở cùng khách sạn nên sáng nào chúng tôi cũng gặp nhau tại phòng ăn sáng, sau đó cùng đi trượt tuyết", Mỹ Uyên nhớ lại.

Kết thúc chuyến đi, Mỹ Uyên trở về Việt Nam dự buổi ra mắt tạp chí Cosmopolitan số đầu tiên. Hoa hậu có mời Marco và không ngờ anh nhận lời thật. 

Tuy nhiên, cuối cùng Marco không sang Việt Nam được vì lịch dạy học dày đặc ở ĐH Roma cũng như việc điều hành công ty của gia đình đành phải hủy cặp vé máy bay dù đã mua sẵn.

"Có thể nói rằng, anh ấy đã làm tan chảy trái tim tôi khi nhận lời đến Việt Nam và cố gắng sắp xếp để thực hiện lời hứa đến giờ chót. Dù mọi việc không diễn ra như ý anh muốn nhưng với tôi, như vậy là đủ", Mỹ Uyên nói.

10 năm trước, khi những người khác quốc gia chưa thể gọi cho nhau bằng các ứng dụng gọi miễn phí (chỉ cần mạng không dây) như ngày nay nên Mỹ Uyên và Marco đã "nướng" vô số hóa đơn cước gọi quốc tế. Thời gian rảnh, Mỹ Uyên mua vé giờ chót bay 8 tiếng qua Rome. Nếu đang diễn ở Los Angeles thì mất 13 tiếng bay.

Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên: 10 năm chung sống với giáo sư người Ý không cần cưới - Ảnh 4.

Thời yêu nhau, Mỹ Uyên và bạn trai đi du lịch nhiều thành phố như New York, London, Amsterdam, Hong Kong, Thượng Hải, Singapore… Mỗi nơi đi qua đều để lại cho họ nhiều kỷ niệm đẹp.

Mỹ Uyên kể, Marco dùng văn hóa châu Âu để "tán đổ" cô. Là người Việt làm việc ở Mỹ, hoa hậu lần đầu trải nghiệm một nền văn hóa hoàn toàn khác. Cả hai rất hợp cạ, chẳng hạn như đều chơi piano nên gần như tham dự không bỏ những concert của các nghệ sĩ piano nổi tiếng.

Cặp đôi cũng thường dìu nhau đi xem bảo tàng, triển lãm tranh, thưởng thức opera, chiêm ngưỡng kiến trúc hay tham gia những sự kiện khác. Dần dần, Mỹ Uyên bị Marco chinh phục.

Sau một năm hẹn hò, Mỹ Uyên quyết định dọn đến Rome và bắt đầu học tiếng Ý. Năm đầu tiên ở đây, cô còn thận trọng thuê căn hộ và đi học như bao du học sinh khác. Trong thời gian học tiếng Ý và tiếp thu nền văn học của đất nước này, cô gặp rất nhiều khó khăn vì phải tự mình làm mọi thứ. 

Cô khó giao tiếp vì dân bản xứ chẳng ai nói tiếng Anh ngoại trừ các nhân viên khách sạn. Những việc làm thường nhật như đi chợ mua đồ ăn, đi học… tưởng như rất đơn giản nhưng lại chẳng hề dễ dàng.

Về phía Marco Casini, anh nói ấn tượng đầu tiên về Ngô Mỹ Uyên là nét đẹp của phụ nữ châu Á vì người châu Á ở Rome không nhiều, toàn nước Ý chỉ có khoảng 5.000 người Việt. Thấy lạ, Marco muốn làm quen với Mỹ Uyên. Trong khi đó, Mỹ Uyên lại chẳng ấn tượng gì nhiều về anh chàng này.

Thời gian sống ở Rome học tập và tiếp thu nền văn hóa Ý, Mỹ Uyên "vỡ mộng" hoàn toàn. Quen nếp sống 10 năm ở Mỹ, cô tưởng phương Tây đều giống nhau nhưng thực tế cuộc sống gia đình Ý lại không giống Mỹ mà giống hệt Việt Nam thời xưa.

Một giáo sư vốn quen với môi trường văn phòng, tác phong sư phạm sẽ khó hòa hợp lối sống với nghệ sĩ. Mỹ Uyên thừa nhận đó là vấn đề cốt lõi. Mẹ Marco từng khuyên con trai không nên tiến tới mối quan hệ với hoa hậu.

Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên: 10 năm chung sống với giáo sư người Ý không cần cưới - Ảnh 5.

Mỹ Uyên nói thêm, Marco là tuýp đàn ông yêu mẹ, chuyện gì cũng nói với mẹ cả ngày. Thời niên thiếu, Marco từng mơ ước làm diễn viên, muốn được nổi tiếng kiểu nghệ sĩ nhưng mẹ anh không đồng ý, hướng con theo nghiệp sư phạm. Marco từng nói anh học rất nhiều điều ở Mỹ Uyên, đặc biệt là tính cách quyết đoán, tự lập.

Ngô Mỹ Uyên trở lại với công việc ảo thuật gia vào cuối năm 2019, sau 9 năm "ở ẩn". Tiết mục ảo thuật của người đẹp trình diễn trên Đại lộ Hollywood, được phủ sóng toàn nước Mỹ.

Cuối cùng, Marco vẫn quyết đưa Mỹ Uyên về nhà chung sống. Có lẽ, vì tình cảm dành cho hoa hậu cũng như ước mơ thiếu thời, anh có phần thông cảm lẫn tò mò với nghề nghiệp của cô.

Tuy nhiên, Marco luôn phàn nàn nhiều nếu Mỹ Uyên đi diễn vì mỗi tour mất ít nhất vài tháng. Năm 2011, sau khi sang Rome định cư, cô nghỉ việc cho đến tháng 9/2019 mới quay lại nghề.

"Tôi tạm dừng công việc nhiều năm để chăm sóc con nhỏ. Khi thấy hai con gái đủ cứng cáp, tôi nhờ bà ngoại sang chăm cháu để yên tâm đi làm. Dĩ nhiên, Marco không ủng hộ chuyện tôi đi diễn lại nhưng đây là quyết định của tôi chứ không bị phụ thuộc vào ai cả", Mỹ Uyên nói.

Hồi mới về chung sống, Marco từng đề nghị Mỹ Uyên thay đổi nhiều điều nhưng hoa hậu với tính cách cương trực đã không biên dịch để tính cách, sở thích, quan điểm của mình bị tác động, ảnh hưởng.

"Nói đúng hơn, Marco không đủ khả năng để thay đổi vì tôi sống tự lập ở Mỹ nhiều năm rồi. Mặt khác, khi chung sống, tôi chu toàn mọi thứ từ trong ra ngoài như nhà cửa, con cái… nên anh không yêu cầu gì nữa", Mỹ Uyên nói thêm.

Mỗi ngày, Marco đi làm lúc 8 giờ sáng, về lúc 8 giờ tối; Mỹ Uyên quán xuyến việc trong nhà. Trước khi dịch bệnh bùng phát, gia đình cô có thuê người giúp việc nhưng suốt hơn một tháng Ý phong tỏa toàn quốc, một mình cô làm toàn bộ việc nhà.

"Đây là điểm tôi nhấn mạnh vì sao đời sống gia đình Ý rất giống Việt Nam thời xưa. Người đàn ông lo đi làm, giao hết chuyện nhà cửa, con cái cho người phụ nữ. Anh không đụng tay vào việc nhà hay chăm con cái", hoa hậu nói.

Gia đình Mỹ Uyên chỉ ăn món Ý vì Marco không hợp khẩu vị món Việt, trừ nem rán và phở. Hai người cũng thống nhất để các con ăn quen món Ý vì suốt thời gian học mẫu giáo, hai bé hầu như ăn ở trường nên nếu quen ăn món Việt thì không ăn ở trường được.

Marco cũng không biết nhiều về Việt Nam. Anh đến quê vợ vỏn vẹn 3 lần trong 10 năm chung sống, trong đó có lần chụp ảnh đại gia đình vợ hồi năm 2017. 

Ngày xưa, vì tôn trọng ý kiến của Marco không muốn định cư ở Việt Nam nên Mỹ Uyên đành phải bán căn biệt thự dát vàng rộng nghìn mét vuông ở đường Hàn Thuyên, Q.1 (TP.HCM) và dọn qua Rome sống.

Hỏi Mỹ Uyên có bao giờ mâu thuẫn với bạn trai đến mức tưởng như sắp chia tay? Cô bật cười: "Trước khi có em bé, chúng tôi chia tay khéo phải... cả trăm lần. Thậm chí, khi đã dọn qua Rome sống, chúng tôi vẫn chia tay và tôi dọn về Mỹ sống như trước đây. Lần cuối cùng chia tay, tôi dọn về Việt Nam thì phát hiện mình có bầu. Thế là đành quay lại Rome dù không hề muốn".

"Tóm lại, trong mối quan hệ của cả hai, tôi là người cố gắng toàn diện để hòa hợp đôi bên nhưng anh thì không như thế. Có lẽ vì văn hóa Ý đã đủ đầy nên anh không tha thiết tiếp nhận thêm nữa. 

Điều này tạo nên bất đồng lớn nhất giữa chúng tôi. Nhiều năm qua, tôi cố gắng chu toàn cuộc sống gia đình và sự nghiệp cá nhân nhưng có lẽ mọi thứ chẳng thể lâu dài. Vì thế, tôi quyết định không cưới xin gì với anh cả", Mỹ Uyên tâm sự.